Đang tải dữ liệu...
21:18

Top 10 "tội ác số" tai tiếng nhất thế kỷ 21 (Phần 1)

Sự phát triển cúa công nghệ và sự ra đời mạng máy tính Internet không chỉ đem đến cho xã hội loài người những điều tốt đẹp, đi cùng với nó còn là sự ra đời của một loại tội phạm mới : “tội phạm số”- hay còn được gọi là những hacker mũ đen. 10 năm đầu tiên của thế kí 21 là thập niên của những vụ tấn công ddos, những con sâu máy tính và những vụ ăn cắp thông tin tín dụng làm đau đầu các chính phủ và cơ quan lớn trên toàn cầu.
Sau đây GenK xin điểm mặt 10 tội ác số gây chấn động thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.
2000: Mafia boy
Tháng 2 năm 2000, Michael “MafiaBoy” Calce, một cậu bé Canada 15 tuổi, bằng các thủ thuật hack học được trên mạng đã lập trình một mạng botnet và tấn công DDOS (distributed denial of service: tấn công từ chối dịch vụ) làm tê liệt các website lớn như CNN, Yahoo, eBay,... eTrade.
Cuộc tấn công của MafiaBoy đã gây chấn động toàn nước Mỹ, khiến Nhà Trắng phải lập tức triệu tập khẩn cấp các chuyên gia bảo mật hàng đầu để họp bàn giải quyết vụ việc. Nguyên nhân là bởi nó đã đưa những vấn đề bảo mật mạng lên tầm quốc tế và mở ra một thời kì tội ác số - khi mà chỉ bằng những thủ thuật được truyền bàn tràn lan trên Internet, một cậu nhóc có thể đánh sập một website nếu làm đúng kịch bản.
2002: Vụ ăn cắp dữ liệu lương bổng California
2 tháng 5, 2002 một hacker đã đột nhập máy chủ cơ sở dữ liệu tiền lương của chính quyền bang California mà không hề bị phát hiện. Từ đó hắn ta đã nắm được tên tuổi, số thẻ an sinh xã hội và thông tin lương bổng của 265.000 nhân viên nhà nước từ thống đốc bang cho đến các nhân viên bình thường.
Bản thân vụ tấn công này không quá nghiêm trọng nhưng việc văn phòng điều hành bang chần chừ 2 tuần mới thông báo cho các nạn nhân đã khiến các nhà lập pháp tức giận. Từ đó dẫn đến việc thông qua bộ luật bắt buộc phơi bày các vụ đột nhập an ninh SB1386.
2003: Sâu máy tính Slammer
Sâu SQL Slammer, đã lợi dụng một lỗi trong phần mềm CSDL SQL Server của Microsoft vào tháng 7/2002 để phát tán. Mặc dù một bản phần mềm sửa lỗi (patch) đã được cung cấp 6 tháng trước đó, vẫn có rất nhiều người quản trị mạng không thể cài được bản sửa lỗi này và đặt máy chủ của họ trong tình trạng nguy hiểm.
Sâu Slammer đã thực sự gây hỗn loạn trên diện rộng: tại Hàn Quốc, nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất KT cho biết hầu như tất cả khách hàng của hãng này đã bị ngắt kết nối Internet trong khi cuộc tấn công xảy ra. Những người sử dụng máy tính tại Trung Quốc cho biết các website trên mạng bị "chết cứng" và tốc độ download giảm xuống rất thấp. Ở Mỹ, 13.000 máy ATM ngừng hoạt động. Hãng hàng không Continental Airlines đã phải hoãn hay hủy các chuyến bay của họ do nghẽn hệ thống bán vé.
2004: Foonet
Một trong số khách hàng của Foonet là Carder Planet- một diễn đàn cho hacker thẻ tín dụng - cùng các server IRC (internet relay chat) nơi Axel - hacker huyền thoại người Đức điều khiển mạng lưới Agobot của mình.
Foonet, một nhà cung cấp dịch vụ Internet nhỏ ở ngoại ô Ohio, rất có thể là công ty tài trợ các tội ác số đầu tiên. Foonet không chỉ cho các hacker mũ đen chốn nương náu mà còn là nơi lưu trữ nguồn tài chính cho việc tấn công mạng Internet. Một trong số khách hàng của Foonet là Carder Planet - diễn đàn cho hacker thẻ tín dụng- cùng các server IRC nơi Axel-hacker huyền thoại người Đức điều khiển mạng lưới Agobot của mình.
Sau 2 cuộc truy quét của FBI, người sáng lập Foonet cùng một số nhân viên bị cáo buộc đã cung cấp kế hoạch tấn công DDoS vào website Amazon.com và Cục an ninh nội địa. Chủ nhân của Foonet Saad Echouafni, đã đào tẩu khỏi Mỹ và hiện vẫn bị FBI truy nã gắt gao.
2006: Vụ tấn công hệ thống đèn giao thông Los Angeles
Tháng 8 năm 2006, khi các kĩ sư điều khiển mạng lưới giao thông đình công, chính quyền Los Angeles đã quyết định chặn mọi truy cập vào hệ thống máy tính điều khiển 3200 đèn tín hiệu giao thông khắp thành phố. Tuy nhiên, Kartik Partel và Gabriel Murillo đã đột nhập hệ thống này bằng một chiếc laptop. Họ chọn 4 ngã tư trọng điểm và điều chỉnh các đèn giao thông ở đó sao cho các điểm tắc nghẽn có thời gian chờ đèn đỏ dài nhất.
Cuộc tấn công của này đã dấy lên một sự hỗn loạn ở Los Angeles- một thành phố đã quá quen thuộc với những vụ tắc nghẽn giao thông. Theo tờ Los Angeles Times, ùn tắc kéo dài từ đại lộ Glendale đến sân bay quốc tế Los Angeles, khu Little Tokio và những con phố kinh doanh sầm uất ở Civic Center hoàn toàn bị tê liệt. Chính quyền thành phố phải mất vài ngày mới tìm ra nguyên nhân vụ việc
Tháng 12, 2009, Kartik và Gabriel đã bị xử án tù treo.
Còn tiếp - Tham khảo wired

0 nhận xét

Leave a reply

Like Me On Facebook

Bài Đăng Mới

Quảng Cáo